Bệnh nhau thai bám thấp

Bệnh nhau thai bám thấp

Ngày đăng : 9/7/2020 | 935 lượt xem

Bệnh nhau thai bám thấp (hay còn gọi là Rau thai bám thấp) là hiện tượng nhau thai bám vào khu vục gần cổ tử cung, bình thường đúng ra nhau thai phải bám vào đáy (1/3 phía trên) tử cung; nhưng khi rau bám thấp thì một phần hoặc toàn thể bánh nhau lại bám xuống gần cổ tử cung, che một phần lỗ tử cung làm cản trở đường đi của thai khi mẹ chuyển dạ.

Phân biệt nhau bám thấp với rau tiền đạo

Rau tiền đạo thì nhau thai bám thấp hơn, không những thế rau thai bám và che lấp một phần hay toàn bộ lỗ tử cung. Do đó, nhau thai bám thấp chỉ là một trường hợp của rau tiền đạo.

Sau khi trứng đã được thụ tinh trong ống dẫn chứng hình thành hợp tử, hợp tử di chuyển xuống tử cung, bám vào tử cung để làm tổ, dần hình thành rau thai, vì thế nếu hợp tử bám vào phía dưới thấp của tử cung thì sẽ dẫn đến hiện tượng rau thai bám thấp.

Rau bám thấp và rau tiền đạo đều có thể gây ra sinh thiếu tháng và gây nguy hiểm cho thai nhi và sản phụ. Vì vậy khi có thai cần khám định kỳ mỗi tháng 1 lần.

Triệu chứng của nhau thai bám thấp

- Thường có hiện tượng ra máu đỏ tươi mà không có hiện tượng đau bụng, hay sảy ra khi đi ngoài.

- Lần ra máu sau lượng nhiều hơn lần trước.

- Khi trở dạ chảy máu ồ ạt rất nguy hiểm đến tính mạng thai nhi và sản phụ.

Nguyên nhân nhau thai bám thấp

- Chưa có căn cứ xác định rõ nguyên nhân của bệnh này

- Người mẹ bị dị dạng cổ tử cung.

- Có tiền sử nạo hút thai gây ra sẹo trong vách tử cung và làm mất các “tua bám” trong tử cung.

- Do phẫu thuật tạo ra sẹo tử cung.

Phòng bệnh và khám chữa bệnh

- Khám bác sỹ chuyên khoa phụ khoa định kỳ mỗi tháng 1 lần.

- Phát hiện bệnh sớm, nhất là khi có hiện tượng ra máu tươi mà không có dấu hiệu đau bụng, lượng máu tăng nhiều hơn ở những lần sau.

- Khi phát hiện bệnh, nên hạn chế đi lại nhiều, tránh làm việc nặng nhọc.

- Hạn chế quan hệ vợ chồng và đi khám chuyên khoa ngay.

- Tránh suy nghĩ lo lắng căng thẳng quá ảnh hưởng đến sản phụ và thai nhi.

- Khám và theo dõi chuyên khoa thường xuyên hơn nhất là khi sắp sinh nên nằm viện để được theo dõi.

Biên soạn: Đông y gia truyền Hạnh Lâm Đường -Hải Phòng

Từ khóa: Đông y Hạnh Lâm Đường, Đông y gia truyền, Đông y Hải Phòng, Chữa bệnh, Đông y, Thuốc đông y, Y học cổ truyền, Y học dân tộc, Nhân sâm, Linh chi, Đông trùng hạ thảo, châm cứu, bấm huyệt