Đông tây y kết hợp

Đông tây y kết hợp

Ngày đăng : 25/5/2020 | 1,027 lượt xem

Trong ngành Y, người ta không có danh giới và phân biệt giữa Y học cổ truyền và y học hiện đại trong cả việc đào tạo cũng như trong việc điều trị, làm việc. Người ta không phân biệt bác sĩ Y học Cổ truyền hay Y học Hiện đại mà đã là bác sĩ chuyên khoa nào phải thành thục điều trị của chuyên khoa mình cả về Y học Cổ truyền và Y học Hiện đại, để khi một bệnh nhân đến khám bệnh, họ được chẩn đoán bằng Y học Hiện đại là bệnh gì, họ được lựa chọn điều trị một cách thích hợp có thể bằng Y học Hiện đại hoặc Y học Cổ truyền.

Người bác sĩ cũng vậy, phải tìm mọi cách, mọi phương pháp để chiến thắng bệnh tật. Ở mỗi chuyên khoa như tiêu hóa, thận,...còn tồn tại một số bệnh mà Y học Cổ truyền điều trị hiệu quả hơn, rẻ hơn hay chỉ có Y học Cổ truyền mới điều trị khỏi. Đông y Hạnh Lâm Đường lấy ví dụ như bệnh ho mở trẻ em, nếu chỉ ở họng thì có thể dùng bài Ma hạnh thạch cam thang sẽ khỏi mà không cần dùng kháng sinh hay chỉ dùng cam thảo với gừng hấp nước cơm sẽ khỏi, nếu viêm phế quản hay phổi mà cho uống thêm bài này cùng kháng sinh thì giảm một nửa số kháng sinh phải dùng ( kinh nghiệm bác sĩ lâm sàng truyền lại), hay chứng cảm hàn là một chứng rất nặng, bệnh nhân sợ lạnh không dám ra ngoài, sợ nước có khi hàng mấy năm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chất lượng sống, công việc chỉ có Y học Cổ truyền mới điều trị được. ...hay có thể kết hợp rất tốt cho bệnh nhân.

Khi gặp phải những bệnh như vậy người bác sĩ Y học Hiện đại thường nói rằng:” Đông y Hạnh Lâm Đường không biết Y học Cổ truyền, hay không phải là chuyên khoa của Đông y Hạnh Lâm Đường”, tuy nhiên không thể trách mà do chúng ta chưa thật sự kết hợp được Y học Cổ truyền và Y học Hiện đại, như vậy sẽ thật thiệt thòi cho bệnh nhân. Còn nếu là bác sĩ Y học Cổ truyền không có kiến thức chuẩn theo chuyên khoa Y học Hiện đại và không có điều kiện làm việc thì cũng không thể điều trị được tốt, hay chỉ là mò mẫm, may rủi.

Trong ý tưởng của Đông y Hạnh Lâm Đường có chia thành các giai đoạn:
+ Nghiên cứu phân loại để tìm được những bài thuốc hiệu quả cho từng bệnh, từng chuyên khoa.
+ Nghiên cứu kết hợp Đông – Tây y
+ Đưa một bệnh có đầy đủ cách điều trị bằng Y học Cổ truyền và Y học Hiện đại và phân loại được rõ trường hợp nào điều trị bằng Y học Hiện đại, trường hợp nào điều trị bằng Y học Cổ truyền, trường hợp nào nên kết hợp theo các tiêu trí: hiệu quả điều trị tốt hơn, nhanh khỏi bệnh hơn, giá thành rẻ hơn, ít tác dụng phụ, nguồn thuốc nội không phải nhập ngoại,……
+ Ý tưởng phân các quyển sách có đầy đủ kinh nghiệm và phương pháp điều trị cả Y học Cổ truyền và Y học Hiện đại của Đông y Hạnh Lâm Đường cho từng bệnh cũng nhằm mục đích này.
+ Trong việc nghiên cứu các bài thuốc, sẽ tốt hơn nếu chúng ta chia theo các nhóm làm việc theo các chuyên khoa. Cần cả người làm Đông y và Tây y. Sau khi tập hợp xong các bài thuốc kinh nghiệm hay các kinh nghiệm điều trị, việc cần làm đó là nghiên cứu và ứng dụng. Những ai thuộc chuyên khoa nào sẽ nghiên cứu các bài thuốc thuộc chuyên khoa mình, trong đó, có các nhóm nhỏ, mỗi nhóm nghiên cứu một và bài. Nếu mỗi người có trách nhiệm một chút thì chúng ta sẽ làm được điều tưởng chừng như không thể là kết hợp được Y học Cổ truyền và Y học Hiện đại. Tại sao Đông y Hạnh Lâm Đường rất đề cao các bài thuốc kinh nghiệm và các kinh nghiệm, vì chúng ta sẽ rút ngắn được rất nhiều thời gian và công sức, đó là sự kế thừa, sau đó việc của chúng ta là làm sao dựa trên bài thuốc đó nghiên cứu được việc: tinh giản bài thuốc giảm bớt vị không cần thiết và liều lượng không hợp lý, thêm các vị có hiệu quả, nghiên cứu các bệnh khác mà bài thuốc có thể điều trị được. Sau khi tận dụng hết các kinh nghiệm, chúng ta cần tìm ra các bài thuốc mới hiệu quả hơn. Như vậy Y học Cổ truyền mới không bị dậm chân tại chỗ, tưởng như đang tiến rất nhanh nhưng thật ra chỉ là dậm chân mà thôi. Cuối cùng là công bố rộng rãi các nghiên cứu cho mọi người có thể áp dụng.

1. Xác định chính xác bệnh cần chữa theo Y học Cổ truyền và Y học Hiện đại:

- Bệnh cần chữa là bệnh gì theo Y học Hiện đại, ở giai đoạn mức độ nào, nguyên nhân do gì,……có nghĩa cần đầy đủ khám bệnh, cận lâm sàng và các chẩn đoán ( xác định, giai đoạn, nguyên nhân, biến chứng, bệnh kèm theo,..) theo Y học Hiện đại.
- Bệnh cần chữa theo ỴHCT là chứng / bệnh gì? Giải thích cơ chế hay lập luận được ( vì Y học Cổ truyền dựa vào lâm sàng là chính ). Nếu là dùng theo kiểu thuốc Nam không cần thiết giải thích vì thuốc Nam chữa theo kinh nghiệm là chính.
- Cần xác định rõ bệnh mình đang chữa là gì?

2. Nghiên cứu bài thuốc phương huyệt

- Bệnh này dùng bao nhiêu bài thuốc để trị ( cổ phương hay đối pháp lập phương ) , bài thuốc nào là hiệu quả nhất, an toàn nhất, các vị thuốc dễ kiếm và bảo quản nhất ( ưu tiên các vị thuốc dễ trồng và có trong nước) , rẻ nhất ( giá thành chấp nhận được), các vị thuốc dễ kiếm nhất.
- Bài thuốc này các vị đã hợp lý chưa, bố cục chặt chẽ chưa,………
- Có thể giảm bớt các vị thuốc, liều lượng mà tác dụng vẫn không thay đổi không?
(Vì đưa phương thuốc và gia giảm là do cảm tính và kinh nghiệm của mỗi thầy thuốc, do đó việc bài thuốc có những vị thuốc cho vào không có tác dụng là điều có thể, và liều lượng cũng do cảm tính hay do kinh nghiệm chứ không phải được nghiên cứu kĩ như các thuốc Tây, điều này làm tăng chi phì cho bài thuốc tốn kém cho bệnh nhân, lãng phí thuốc và giảm sự cạnh tranh với các thuốc Tây, chưa kể đến các vấn đề quá nhiều vị thuốc trong 1 thang thuốc gây các phản ứng hóa học không tốt ). Trong mỗi bài thuốc đều có các vị thuốc là chìa khóa có nghĩa là vị có tác dụng chính nhất. Hãy nghiên cứu bài thuốc trên thực tiễn lâm sàng chứ không phải lý luận. Nếu như trên lý luận cho rằng bài thuốc cần cho vị bổ âm mới khỏi chẳng hạn, nhưng thực tế lâm sàng không cho vẫn khỏi thì không cần phải cho.
+ Có thể thay thế bằng các vị thuốc khác nhưng rẻ hơn, dễ kiếm, dễ trồng hơn và trồng được trong nước mà không phải nhập khẩu mà vẫn có tác dụng tốt? Thực tế có quá nhiều bài thuốc nhưng rất mơ hồ, việc của chúng ta chỉ cần tìm ra một hay một số bài/ vị thuốc thực sự hiệu quả trên lâm sàng, dễ kiếm, rẻ để điều trị cho bệnh nhân.

3. So sánh với Y học Hiện đại để đưa ra kết luận cho mỗi bệnh:
+ Bệnh này chỉ có thể chữa bằng Y học Hiện đại hay chỉ có thể chữa bằng Y học Cổ truyền mới có hiệu quả/ khỏi.
+ Bệnh này Y học Hiện đại, Y học Cổ truyền chữa ở giai đoạn nào, do nguyên nhân gì, hiệu quả đến đâu?
+ Xét các mặt khác: chi phí điều trị, tác dụng phụ, thuốc nội hay ngoại ( ưu tiên thuốc nội ) , sự tiện dụng,...

4. Kết hợp

+ Bệnh này có thể kết hợp điều trị như thế nào ( chẳng hạn như dùng thuốc kháng sinh để trị nhiễm khuẩn nhưng dùng thuốc tiêu đờm của đông y chẳng hạn …, hay giai đoạn này thì chữa bằng tây y, giai đoạn kia chữa bằng Đông y, nguyên nhân này thì chữa bằng tây y, nguyên nhân kia chữa bằng đông y,... )
+ Đánh giá bằng kết quả lâm sàng và cận lam sàng trên các nghiên cứu khoa học

5. Ứng dụng rộng rãi trong việc điều trị:

Các bác sĩ thuộc chuyên khoa nào cần ứng dụng những nghiên cứu thành công trong việc điều trị cho bệnh nhân thuộc chuyên khoa mình mà không nên tự tạo rào cản coi thường Y học Cổ truyền mà không dùng, như vậy chính mình đang tự hạn chế cho mình. Nếu thấy thật sự cần thiết và có hiệu quả thì không việc gì mà không áp dụng.
Mục đích cuối cùng: là mang lại sức khỏe cho bệnh nhân của mình. Với mỗi bệnh, chúng ta tìm ra cách điều trị tối ưu nhất bằng cách kết hợp nhiều phương pháp và khách quan ( không phân biệt Đông hay Tây y miễn là bệnh nhân khỏi bệnh / đỡ bệnh ( với các bệnh mạn tính ) tốt nhất, ít tốn kém về tài chính nhất, và ưu tiên thuốc nội. Đông y Hạnh Lâm Đường đã và đang thực hiện thành công phương pháp này để trị bệnh cho nhiều người.