Bệnh rong kinh

Bệnh rong kinh

Ngày đăng : 9/7/2020 | 626 lượt xem

Rong kinh là tình trạng ra máu nhiều hoặc kéo dài (trên 7 ngày) trong chu kỳ kinh hàng tháng, có thể kèm cục máu đông lớn, đau bụng đưới, chu kỳ không đều,… Rong kinh có thể không gây hại nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một rối loạn sức khỏe nghiêm trọng.

Các triệu chứng rong kinh

- Kinh nguyệt ra nhiều đến nỗi ướt đẫm 1 hay nhiều băng vệ sinh hay tampons mỗi giờ, kéo dài nhiều giờ.

- Cần phải thay băng trong đêm

- Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày

- Kinh nguyệt gồm những cục máu đông lớn

- Đau bụng dưới liên tục

- Chu kỳ kinh nguyet không đều

- Hay mệt, hơi thở ngắn và dốc, triệu chứng của bệnh thiếu máụ

Nguyên nhân rong kinh

- Rối loạn kích thích tố

- Bướu sợi tử cung: thường xẩy ra trong tuổi mang thai và gây ra rong kinh

- Không rụng trứng trong chu kỳ kinh

- Polyp nội mạc tử cung

- Ung thư nội mạc tử cung

- Tăng sản nội mạc tử cung

Những thay đổi trong lối sống và thói quen ăn uống, stress, làm tăng hoặc giảm cân bất thường, đi du lịch, tập luyện quá mạnh, phẫu thuật hoặc mới bị chấn thương cũng có thể gây rong kinh. Một số loại thuốc tránh thai, dù là tránh thai hàng ngày cũng có những tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm rong kinh

Biến chứng: Bị rong kinh lâu ngày có thể đưa tới những biến chứng sau:

- Thiếu máu do thiếu chất sắt: Phụ nữ thường dễ bị thiếu máu do ăn uống không đủ chất sắt. Những phụ nữ bị rong kinh càng dễ bị thiếu máu hơn vì số lượng máu, trong đó có chứa nhiều chất sắt, mất đi quá nhiều làm cơ thể bị thiếụ Bệnh thiếu máu sẽ làm bạn dễ mệt mỏi, không hoạt động thể chất được, hơi thở ngắn, nhức đầu, chóng mặt…

- Đau bụng dữ dội khi có kinh

- Hiếm muộn

- Toxic shock syndrome: là một hội chứng nhiễm trùng cấp tính rất nguy hiểm, thường là do dùng tampon để trong âm đạo lâu quá 8 tiếng đồng hồ. Triệu chứng gồm có sốt rất cao, tiêu chẩy, đau cổ họng, cảm thấy rất yếu ớt, tay chân tróc da, huyết áp xuống thấp gây nguy hiểm…

Chăm sóc khi bị rong kinh

Bạn có thể dùng những cách dưới đây để cảm thấy dễ chịu hơn và giúp bác sĩ chữa bệnh có hiệu quả hơn

- Nằm nghỉ nếu bạn ra máu quá nhiều

- Ghi lại con số băng vệ sinh đã dùng để bác sĩ có thể ước lượng số máu bị mất. Nếu dùng tampon, nên thay thường xuyên ít nhất là mỗi 4 giờ.

- Không uống thuốc aspirin vì thuốc này có thể làm tăng chẩy máụ Thuốc ibuprofen (Motrin, Advil..) chữa đau bụng khi có kinh công hiệu hơn aspirin.

- Uống thêm chất sắt sau khi hỏi ý kiến bác sĩ

- Giữ sức khỏe tổng quát bằng cách ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ, tập thể dục thường xuyên, tránh stress nếu có thể.

Biên soạn: Đông y gia truyền Hạnh Lâm Đường -Hải Phòng

Từ khóa: Đông y Hạnh Lâm Đường, Đông y gia truyền, Đông y Hải Phòng, Chữa bệnh, Đông y, Thuốc đông y, Y học cổ truyền, Y học dân tộc, Nhân sâm, Linh chi, Đông trùng hạ thảo, châm cứu, bấm huyệt