Bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu

Ngày đăng : 9/7/2020 | 949 lượt xem

Bệnh thuỷ đậu còn gọi là bệnh trái rạ hay phỏng rạ , do siêu vi trùng Varicella zoster gây ra, xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu là trẻ em. Triệu chứng ban đầu là nổi mụn đỏ, sốt phát ban,  có bóng nước,  gây ngứa tòan thân, kèm theo sốt, sổ mũi, ho.

Triệu chứng thuỷ đậu

Triệu chứng ban đầu là sốt nhẹ (38.3°-38.8°C), nhức đầu, đau họng, giảm cảm giác thèm ăn trong một vài ngày trước khi các nốt thủy đậu xuất hiện 24-36 giờ sau , Mụn đỏ bắt đầu nổi trên ngực và sau lưng, rồi lan lên mặt, da đầu, cánh tay và chân. Mụn đỏ có thể phát ra khắp người, bên trong lỗ tai, trên mí mắt, bên trong mũi và cơ quan sinh dục.

Chỉ sau vài giờ các mụn nổi phồng lên thành mụn nước. Nó có thể chứa đầy nước vàng. Sau chừng một ngày, chất nước trở nên màu đục. Các nốt này mọc rất nhanh và mọc làm nhiều đợt cách nhau 2-3 ngày, do đó ở cùng một vùng da, có thể gặp các nốt to, nốt nhỏ, có nốt đỏ, nốt phỏng, có nốt đã đóng vảy. Vết phồng này sau đó bị vỡ, trở lên khô và đóng vảy màu nâu.

Nguy cơ từ bệnh thuỷ đậu

Trẻ bị bệnh thuỷ đậu có nguy cơ cao mắc bệnh zona (Herpes zoster) gây ra cùng do virút Varicella zoster. Nguyên nhân do sau khi bệnh nhân đã khỏi bệnh, siêu vi thuỷ đậu vẫn còn tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt (ngủ đông). Nhiều năm sau đó, có thể là 10, 20, hay 30 năm sau, khi có điều kiện thuận tiện như sức đề kháng cơ thể kém hay có yếu tố gì khác, thì siêu vi này sẽ tái hoạt động trở lại và gây ra bệnh Zona.

Với những trẻ em và thanh thiếu niên có hệ miễn dịch khoẻ mạnh, nguy cơ mắc bệnh là không đáng ngại.
Một số trẻ không được quan tâm chăm sóc kỹ, nên khi trẻ gãi móng tay vào mụn nước, chúng vỡ ra gây nhiễm trùng, khi lành bệnh có thể tạo thành sẹo, gây mất tự tin cho trẻ sau này

Lây lan

- Bệnh rất truyền nhiễm và lây lan qua sự đụng chạm đến ban ngứa từ người bị thuỷ đậu hoặc qua những giọt nước nhỏ trong không khí từ miệng hay mũi của một người bị nhiễm (ví dụ, khi một người bị bệnh rạ hắt hơi nhảy mũi hoặc ho).

- Bệnh cũng có thể lây lan qua sự tiếp xúc đến quần áo hoặc vải trải giường bị ô nhiễm bởi chất dịch từ ban ngứa hoặc từ miệng hay mũi của người bị bệnh.

- Bệnh phát triển trong vòng 10-21 ngày sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.

- Bệnh thuỷ đậu có thể lây từ 1-2 ngày trước khi nổi ban ngứa cho đến khi tất cả những vết phồng đã đóng vảy (thông thường trong vòng 5 ngày từ khi những vết phồng nổi lên).

- Những người nào có hệ miễn dịch bị suy yếu mà bị trái rạ thì có thể phải mất một thời gian lâu hơn để những mụn thuỷ đậu của họ đóng vảy.

- Khoảng 90% những nguời chưa từng bị thuỷ đậu trong gia ðình thì sẽ bị nếu tiếp xúc với một nguời thân bị nhiễm bệnh.

Chăm sóc trẻ thuỷ đậu

- Trẻ bị thuỷ đậu rất cần được chăm sóc chu đáo để không xảy ra biến chứng.

- Trẻ ốm phải cho cách ly tại nhà trong suốt thời gian từ khi bệnh bắt đầu cho đến khi bong hết vảy. Trước khi cho trẻ trở lại vườn trẻ, lớp học… phải tắm gội trẻ cho sạch vảy.

- Giữ cho da của trẻ luôn luôn sạch sẽ. Quần áo phải được giặt bằng xà phòng và nước sạch rồi là trước khi mặc.

- Khi nốt phỏng vỡ, chỉ nên bôi thuốc xanh metilen; không được bôi mỡ tetraxiclin, mỡ penixilin hay thuốc đỏ.

- Không được tự ý dùng thuốc kháng sinh. Mọi trường hợp nhất thiết phải được thầy thuốc thăm khám bệnh chỉ định và hướng dẫn cụ thể.

- Khi thấy trẻ đột nhiên sốt cao hoặc nốt phỏng mọc dày chi chít, hoặc chảy nước mắt tự nhiên, sợ ánh sáng cần cho trẻ đi khám bệnh ngay.

Cách ngừa mang sẹo: Loại nhiễm vi trùng cấp hai có thể gây ra do các em gãi các mụn ngứa, làm thành sẹo. Để tránh mang sẹo:

- Hãy mặc loại quần áo mỏng hoặc quần áo ngủ nhẹ

- Hãy cắt móng tay của cháu càng ngắn càng tốt.

- Thử cố gắng mang bao tay cho các bé nhỏ.

- Thử ngâm trong bồn nước ấm 20 phút, ba lần mỗi ngày, có pha với muối baking soda hoặc loại thuốc tắm có chất oatmeal.

- Thay quần áo và vải trải giường của cháu hằng ngày.

- Thoa loại kem lỏng làm dịu ngứa theo chỉ định của bác sĩ

Biên soạn: Đông y gia truyền Hạnh Lâm Đường -Hải Phòng

Từ khóa: Đông y Hạnh Lâm Đường, Đông y gia truyền, Đông y Hải Phòng, Chữa bệnh, Đông y, Thuốc đông y, Y học cổ truyền, Y học dân tộc, Nhân sâm, Linh chi, Đông trùng hạ thảo, châm cứu, bấm huyệt