Hen suyễn là bệnh mãn tính của đường thở làm đường thở trong phổi của trẻ bị viêm và hẹp lại. Khi trẻ em tiếp xúc với một số yếu tố đặc biệt (yếu tố gây cơn), tình trạng viêm-hẹp đường thở sẽ tăng lên, tăng đến mức lên cơn hen: cảm thấy tức ngực, khó thở, ho, khò khè.
- Di truyền: Cha mẹ hoặc thành viên trong nhà có tiền sử hen suyễn thì các bé cũng dễ bị bệnh này. Nếu cha hoặc mẹ bị suyễn, nguy cơ bệnh hen suyễn ở trẻ là là 1/3.
- Sống ở đô thị: Những bé lười ra ngoài, ở nhiều trong nhà; sống trong vùng không khí chất lượng kém; sống gần nơi có lưu lượng xe cộ đông đúc dễ mắc hen suyễn.
Nhiễm trùng đường hô hấp: thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá; thường xuyên tiếp xúc với hóa chất dùng trong nông nghiệp, làm tóc hoặc sản xuất.
- Bé nhẹ cân hoặc tăng cân quá mức: mắc trào ngược dạ dày thực quản.
- Các yếu tố gây dị ứng bao gồm phấn hoa, lông động vật, nấm mốc, phân gián, bọ ve trong bụi, nấm mốc…
- Không khí lạnh, gió mưa thay đổi đột ngột.
- Thuốc men: bao gồm thuốc aspirin và thuốc kháng viêm steroid.
- Chất bảo quản trong thực phẩm: chất làm ngọt nhân tạo như Aspartame và phụ gia như sulfit có thể làm tăng nguy cơ hen suyễn ở trẻ em.
- Phản ứng dị ứng với thực phẩm: có thể bao gồm lạc, động vật có vỏ như sò, ốc và thậm chí cả trứng và sữa bò.
- Ho tái đi tái lại nhiều lần, nhất là khi chỉ xuất hiện hay trở nặng hơn về ban đêm
- Khò khè , cơn khó thở tái phát. Nặng hơn khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố nào đó như thay đổi thời tiết, thức ăn,…Khi này bạn cần cho trẻ đi khám
- Đau ngực
- Đối với trẻ dưới 2 tuổi rất khó để có thể chẩn đoán xem trẻ có bị mắc bệnh hen suyễn hay không, bởi vì hiện tượng thở khò khè, khó hở không chỉ xuất hiện khi bị hen suyễn mà còn xuất hiện trong một số bệnh khác liên quan đến đường hô hấp. Trong thực tế, nhiễm siêu vi đường hô hấp cũng có thể là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho trẻ thở khò khè.
Nếu như căn bệnh hen suyễn là do di truyền thì không có biện pháp nào có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm tối thiểu mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này, nếu thực hiện theo những chỉ dẫn sau:
- Không để trẻ hít phải khói thuốc lá. Về bản chất, khói thuốc lá không gây dị ứng nhưng khi hít vào nó sẽ gây sưng phổi.
- Ngay từ lúc mang thai, người mẹ cần tránh thuốc lá, rượu, chất gây nghiện.
- Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm: Những chất gây ô nhiễm không khí như ozone có thể gây sưng phổi và khiến cho việc thở trở nên khó khăn hơn với những người có đường hô hấp nhạy cảm.
- Giảm thiểu các yếu tố làm tăng cơn hen trong nhà: như bụi, nấm mốc, gián, lông động vật. Tránh để bé tiếp xúc với nước hoa, keo xịt tóc, sơn hoặc các chất tẩy rửa gia dụng.
Biên soạn: Đông y gia truyền Hạnh Lâm Đường -Hải Phòng
Từ khóa: Đông y Hạnh Lâm Đường, Đông y gia truyền, Đông y Hải Phòng, Chữa bệnh, Đông y, Thuốc đông y, Y học cổ truyền, Y học dân tộc, Nhân sâm, Linh chi, Đông trùng hạ thảo, châm cứu, bấm huyệt
Điện thoại: 0987.607.894 0982.848.176
Email: hanhlamduong.hp@gmail.com