Bệnh táo bón

Bệnh táo bón

Ngày đăng : 9/7/2020 | 632 lượt xem

Khi trẻ đi tiêu ít hơn 3 lần trong một tuần có thể xem trẻ bị táo bón . Táo bón ở trẻ em có những triệu chứng: đại tiện khó khăn, phân cứng, khô, có thể có máu,…

Triệu Chứng bệnh táo bón ở trẻ

Trẻ bị táo bón khi có một số dấu hiệu sau:

- Giảm số lần đại tiện bình thường

- Mỗi lần đi đại tiện rất khó khăn và có cảm giác đau

- Chất thải rất cứng và khô

- Đau bụng

- Có máu trên bề mặt phân

- Trẻ kém ăn so với bình thường

Chú ý: Khi trẻ bị táo bón đặc biệt trẻ sơ sinh thường uốn cong lưng, khép chặt mông và khóc. Táo bón ở trẻ em là một bệnh tiêu hóa thông thường, tuy nhiên táo bón kinh niên có thể dẫn đến biến chứng. Liên hệ với nhà thuốc nêú bé có các biểu hiện:

- Sốt

- Ói mửa

- Có máu trong chất thải

- Bé sụt cân nghiêm trọng

Nguyên Nhân táo bón: có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh táo bón ở trẻ:

- Trẻ nhịn đại tiện: Nguyên nhân do trẻ sợ nhà vệ sinh, hoặc mải chơi hình thành thói quen nhịn đi tiêu.

- Chế độ dinh dưỡng ( nguyên nhân chính): thực đơn bé ăn không đủ lượng dưỡng chất hàng ngày, thiếu nước, thiếu chất xơ ( hoa quả, rau xanh) và ăn quá nhiều chất đạm. Với một số bé là do uống quá nhiều sữa và thiếu nước dẫn đến táo bón.

- Thay đổi trong thói quen sinh hoạt : Bất kỳ sự thay đổi nảo như khi bé bắt đầu đi lớp, đi du lịch, hoặc thời tiết thay đổi có thể ảnh hưởng chức năng ruột.

-Thuốc hoặc bệnh tật :Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc chữa trầm cảm có thể là nguyên nhân gây ra táo bón.

- Dị ứng sữa bò : Dị ứng sữa bò hoặc uống quá nhiều sữa bò dẫn đến táo bón.

Điều Trị táo bón ở trẻ

- Để chữa táo bón ở trẻ em cần khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả.

- Nếu mẹ bị táo bón cho con bú thì phải điều trị táo bón cho mẹ bằng việc mẹ ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước.

- Với những trẻ dưới 1 tuổi bị táo bón nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay chứ cha mẹ không nên tự can thiệp.

- Nếu tình trạng của trẻ vẫn không cải thiện thì cần đưa bé đến nhà thuốc để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Phòng Bệnh táo bón

- Tập cho trẻ thói quen đại tiện đúng giờ

- Tăng cường rau xanh trong bữa ăn của trẻ, kết hợp hoa quả như cam, bưởi, đặc biệt là chuối; uống nước đun sôi để ấm. Ngoài ra, có thể cho trẻ uống mật ong pha với nước ấm vào sáng sớm (khoảng 1 – 2 thìa cà phê mật pha với 50ml nước).

Lưu ý: Bệnh táo bón kéo dài gây nhiễm độc cơ thể và thần kinh do các chất cặn bã được tái hấp thu qua đại tràng vào cơ thể làm trẻ dễ bị mụn ngứa, viêm nhiễm, bứt rứt khó chịu, cáu bẳn, trằn trọc khó ngủ, chậm lớn hoặc còi cọc. Trẻ táo bón lâu ngày, do trẻ dặn nhiều khi đi dại tiện có thể dẫn đến phình giãn trực tràng, sa trực tràng. Trẻ dùng thuốc thụt trực tràng kéo dài có thể bị phình giãn trực tràng hoặc mất cảm giác đi ngoài ( không tự chủ ).

Qua nhiều năm theo dõi điều trị trẻ táo bón; phần lớn trẻ táo bón có liên quan đến lạm dụng kháng sinh hoặc thuốc hạ sốt, hoặc người mẹ trong quá trình mang thai điều trị kháng sinh nhiều; những yếu tố này không những gây rối loạn tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến thần kinh chức năng làm nhu đông ruột hoạt động kém, dẫn đến táo bón.

Rất tiếc rằng, thỉnh thoảng Nhà Thuốc vẫn gặp những biến chứng nặng trên, sảy ra khi những bà mẹ coi nhẹ bệnh táo bón, không quan tâm chữa trị kịp thời; hoặc khi trẻ đi đại tiện không theo dõi để trẻ cố gắng dặn nhiều quá, hoặc do thiếu kiến thức nuôi trẻ.