Trẻ bị tiêu chảy khi trẻ đi tiêu trên 3 lần một ngày, ra phân lỏng hoặc toàn nước. Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ đa số hồi phục tốt nếu được chăm sóc đúng cách, ngược lại bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như mất nước, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong.
- Tiêu chảy cấp : là loại thường gặp chiếm 70 – 80%, trẻ bị tiêu chảy kéo dài dưới 14 ngày, thường chỉ khoảng 5 – 7 ngày.
Tiêu chảy kéo dài: tiêu chảy trên 14 ngày. Trẻ có dấu hiệu sớm:
- Ăn kém, bỏ ăn, đầy bụng.
- Tiêu chảy phân lỏng toé nước, hoặc phân nước có máu, phân nhày lẫn máu.
- Trẻ đau bụng, nôn mửa.
Dấu hiệu mất nước, mất muối: Mất nước là một trong những biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Tiêu chảy nhẹ thường không gây ra mất nước đáng kể, nhưng tiêu chảy trung bình hoặc nặng là rất nguy hiểm. Nó có thể gây co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong. Nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh mất nước, hoặc gọi cho nhà thuốc chúng tôi và đưa trẻ đi Viện nếu con bạn có các biểu hiện sau:
- Chóng mặt, đau đầu
- Khô, dính miệng
- Môi nhợt nhạt
- Nước tiểu vàng sẫm, hoặc rất ít hoặc không có nước tiểu
- Da khô, chân tay lạnh
- Mắt trũng, thóp lõm, da nhăn, khóc không có nước mắt
- Biểu hiện thiếu năng lượng
- Thở không đều, không có sức hoặc thở gấp gáp.
- Nguyên nhân chính là do ăn uống thiếu vệ sinh. Trẻ bị tiêu chảy thường gặp nhất là do đường ruột trẻ bị nhiễm trùng do vi-rút như rotavirus, vi khuẩn như salmonella, hoặc ký sinh trùng( nấm, đơn bào amíp). Trường hợp này trẻ sẽ có biểu hiện sốt, nôn mửa, buồn nôn, chuột rút, và mất nước
- Sử dụng các loại thuốc trị bệnh: như thuốc kháng sinh, thuốc nhuận tràng. Thuốc có thể thể giết những vi khuẩn có hại trong ruột thì cũng tiêu diệt những vi khuẩn có lợi, dẫn đến sự mất cân bằng và gây bệnh tiêu chảy.
- Các nguyên nhân khác: do hội chứng ruột kích thích, dị ứng thức ăn ( dị ứng protein trong sữa) , không chịu được thức ăn (Một ví dụ là việc không chịu được lactoze )
- Nếu trẻ không chịu được lactoze thì điều đó có nghĩa là cơ thể trẻ không sản sinh ra đủ lactaza, một loại enzim cần thiết để tiêu hóa lactoze, một loại đường trong sữa bò và các sản phẩm từ sữa khác dẫn đến tiêu chảy, đau bụng, sưng tấy và đầy hơi. Các triệu chứng thường xuất hiện từ ½ – 2 giờ sau khi trẻ ăn các sản phẩm từ sữa)…
- Ngay khi trẻ bị tiêu chảy cần cho trẻ uống bù nước tốt nhất là uống oresol (nhớ pha theo đúng chỉ định trên bao bì, 1 gói pha trong đúng 1 lít nước đun sôi để nguội). Cho trẻ uống từ từ từng muỗng một uống cho tới khi hết khát. Nếu trong 24 giờ không uống hết lít dung dịch đã pha thì đổ đi pha đợt khác vì dung dịch đã pha sẽ hỏng.
- Tiếp tục cho trẻ ăn và bú bình thường (nếu trẻ còn bú) chú ý dùng thức ăn dễ tiêu: cháo thịt nạc, thịt gà nấu với carot, khoai tây. Nếu trẻ dùng sữa hộp thì nên pha loãng gấp đôi mức bình thường.
- Ăn thực phẩm rửa sạch và nấu chín, không ăn thức ăn bán ngoài đường.
- Sử dụng nguồn nước sạch.
- Rửa kỹ tay trước khi chăm sóc bé và cho bé ăn, không cho bé ngậm tay hoặc ngậm đồ chơi.
- Không cho bé tiếp xúc với người đang bệnh tiêu chảy.
- Tránh sử dụng kháng sinh bừa bãi.
- Lau rửa sàn nhà và các vật dụng, bàn ghế, đồ chơi bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B, lau rửa sàn toa-lét, bồn cầu sau khi trẻ tiêu chảy đi vệ sinh.
Lưu ý: Trong số các bệnh đường ruột thì bệnh viêm ruột là một trong những bệnh khó chữa nhất- trong quá trình điều trị Thầy thuốc phải thường xuyên nhận thông báo của BỐ MẸ – NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ để điều chỉnh thuốc và chế độ ăn uống; vì những lẽ trên, Qúi bạn muốn chữa cho con thì phải kiên trì và thường xuyên liên hệ với Nhà Thuốc qua điện thoại.
Biên soạn: Đông y gia truyền Hạnh Lâm Đường -Hải Phòng
Từ khóa: Đông y Hạnh Lâm Đường, Đông y gia truyền, Đông y Hải Phòng, Chữa bệnh, Đông y, Thuốc đông y, Y học cổ truyền, Y học dân tộc, Nhân sâm, Linh chi, Đông trùng hạ thảo, châm cứu, bấm huyệt
Điện thoại: 0987.607.894 0982.848.176
Email: hanhlamduong.hp@gmail.com