Loạn khuẩn đường ruột là trường hợp mất cân bằng giữa các vi khuẩn có ích và có hại trong ruột. Hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ nhỏ có những đặc tính chưa hoàn thiện như của người lớn, thường có nguy cơ rối loạn ( loạn khuẩn đường ruột) và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn so với người lớn.
Thông thường sau khi sinh, từ 10 đến 20 giờ, dạ dày và ruột của trẻ hầu như không có vi khuẩn. Sau khi tiếp xúc với môi trường, kết hợp việc được cho ăn uống nên các vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng, đường hô hấp, trực tràng và hình thành một hệ thống vi khuẩn trong đường tiêu hoá. Các vi khuẩn này được chia làm 2 loại đó là loại vi khuẩn có lợi cho và vi khuẩn có hại.
Bình thường các loại vi khuẩn này luôn ở thế cân bằng, trẻ sẽ có đường ruột khoẻ mạnh, tiêu hoá hấp thu tốt. Nhưng vì một lý do nào đó như trẻ bị suy dinh dưỡng, ăn uống không hợp lý, dùng thuốc kéo dài hoặc dùng kháng sinh, khi thay đổi thời tiết… có thể gây nên rối loạn hệ vi khuẩn chí gọi là loạn khuẩn đường ruột.
Khi dùng kháng sinh để điều trị các bệnh viêm họng, viêm amidal, viêm phổi… thì kháng sinh lại tiêu diệt luôn cả những vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa gây ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột.
- Nhiễm trùng đường ruột.
- Chế độ dinh dưỡng không đúng (cho trẻ ăn dặm quá sớm, pha sai quy cách các loại sữa công thức, sai lầm khi làm quen với thức ăn người lớn).
- Rối loạn hoạt động đường ruột (trẻ có cấu trúc ruột khác thường, thiếu men tiêu hoá di truyền).
- Lạm dụng kháng sinh.
- Stress (thay người trông trẻ, bé mới đi nhà trẻ,…).
- Ngoài ra, bất cứ việc bé ốm hay mệt cũng có khả năng ảnh hưởng tới sự cân bằng vi khuẩn lợi và hại, vì sức đề kháng của trẻ kém.
- Rối loạn tiêu hóa kéo dài dẫn đến tình trạng rối loạn dinh dưỡng nghiêm trọng.
- Ỉa chảy kéo dài, phân lỏng, có bọt.
- Xuất hiện hội chứng lỵ do tụ cầu khuẩn.
- Trẻ thường xuyên chán ăn, đau bụng, nôn ói kèm tiêu chảy.
- Đảm bảo cho trẻ có một chế độ ăn hợp lý, khoa học và hợp vệ sinh.
- Nếu có biểu hiện của loạn khuẩn ban đầu, bạn nên cho trẻ ăn nhiều các loại thực phẩm chế biến từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành, sữa chua…
- Khi phát hiện bé có những triệu chứng rối loạn tiêu hóa tránh tự ý dùng kháng sinh, vì kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà các vi khuẩn có lợi cũng bị tiêu diệt khiến bệnh của bé càng nặng thêm
Lưu ý: Thận trọng khi dùng thuốc kháng sinh đường ruột cho trẻ em, không nên dùng các loại kháng sinh này quá 5 – 7 ngày và cần theo chỉ định của bác sĩ nếu bắt buộc phải sử dụng đến những loại kháng sinh này.
Điều trị bệnh: Nguyên tắc cơ bản khi điều trị loạn khuẩn đường ruột cho trẻ nhỏ là:
- Tái lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
- Sử dụng các chế phẩm để giải quyết các triệu chứng gây mất nước, điện giải như: tiêu chảy, nôn mửa…
- Ngoài ra việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ khi bị loạn khuẩn đường ruột và sau giai đoạn loạn khuẩn đường ruột như: acid amin, canxi, các vitamin như: B1, B2, B6, C, K, D…
- Sử dụng các chế phẩm vi sinh
Chế độ dinh dưỡng hợp lý : không cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt, Nếu trẻ còn bú thì nên tiếp tục cho bú mẹ bình thường, trong khi đó mẹ cũng phải kiêng ăn đồ ngọt. Nếu trẻ phải ăn sữa ngoài chọn sữa không có đường lactoza (free lactose).
Biên soạn: Đông y gia truyền Hạnh Lâm Đường -Hải Phòng
Từ khóa: Đông y Hạnh Lâm Đường, Đông y gia truyền, Đông y Hải Phòng, Chữa bệnh, Đông y, Thuốc đông y, Y học cổ truyền, Y học dân tộc, Nhân sâm, Linh chi, Đông trùng hạ thảo, châm cứu, bấm huyệt
Điện thoại: 0987.607.894 0982.848.176
Email: hanhlamduong.hp@gmail.com