Bệnh kém hấp thụ

Bệnh kém hấp thụ

Ngày đăng : 9/7/2020 | 616 lượt xem

Trẻ kém hấp thu các bà mẹ càng tẩm bổ nhiều thì tác dụng ngược lại, trẻ càng suy dinh dưỡng, bệnh càng trầm trọng thêm.
Kém hấp thu là hệ tiêu hóa không hấp thu được đầy đủ chất dinh dưỡng trong thức ăn. Trẻ kém hấp thu thường đi ngoài sống phân, lượng phân nhiều, phân lỏng, nát, không thành khuôn, hoăc có các váng mỡ; phân tanh hoặc thối; có trường hợp đi ngoài bình thường nhưng phân thối khẳn…Trẻ kém hấp thu kéo dài dẫn đến còi xương, suy dinh duõng, trí tuệ kém, tinh thần sa sút…

Nguyên nhân trẻ kém hấp thu

- Trẻ nhỏ với hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh là đối tượng hay gặp tổn thương về đường tiêu hóa. Các enzyme tiêu hóa được tiết ra ít, chưa đủ để thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn. Điều này gây ra các triệu chứng như bị đầy hơi, chướng bụng, ăn vào lại ói ra, ăn không tiêu, đặc biệt là chứng bệnh kém hấp thu.

- Bình thường các loại vi khuẩn ở trong đương ruột luôn ở thế cân bằng, trẻ sẽ có đường ruột khoẻ mạnh, tiêu hoá hấp thu tốt. Nhưng vì một lý do nào đó như trẻ bị suy dinh dưỡng, ăn uống không hợp lý, dùng thuốc kéo dài hoặc dùng kháng sinh, khi thay đổi thời tiết… có thể gây nên rối loạn hệ vi khuẩn chí gọi là loạn khuẩn đường ruột, dẫn đến chứng bệnh kém hấp thu.

Những sai lầm khi tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ

- Đối với trẻ kém hấp thu, cơ thể thiếu enzyne tiêu hóa, lượng enzyne này không đủ để tiêu hóa lượng thức ăn như trẻ bình thường; nếu các bà mẹ với tâm lý lo lắng bắt trẻ ăn thật nhiều, tẩm bổ nhiều dưỡng chất, uống nhiều thuốc bổ thì hệ thống tiêu hóa của trẻ càng bị quá tải (Đông y gọi là bội thực), hệ tiêu hóa càng bị tổn thương thêm.

- Ăn nhiều, ăn no quá, tẩm bổ nhiều; các chất bổ chủ yếu là chất béo và đạm là những chất rất khó tiêu hóa dẫn đến các cơ quan tiết dịch tiêu hóa như gan, tụy bị quá tải, suy yếu, thậm chí nguy hại (viêm tụy, hoại tử tụy khi ăn nhiều chất bổ béo); Đông y gọi là bệnh thương thực. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường ở trẻ em.
Cơ thể trẻ ngoài việc đào thải phần lớn các chất bổ trên ra ngoài một cách lãng phí, còn gây những phản ứng phụ dẫn tới các bệnh tiêu hoá khác làm ảnh hưởng tới cả thể lực và trí tuệ của trẻ.

Dinh dưỡng đúng cho bé

- Chế độ ăn cân đối, đủ dinh dưỡng

- Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp như chia bữa ăn nhỏ thành nhiều bữa, thay đổi khẩu phần ăn, thức ăn được nấu loãng, dễ tiêu…

- Không ăn các thức ăn sống, lạnh (như kem, đá), khó tiêu; đồ nhiều béo ngọt, thức ăn có hàm lượng đạm cao…

- Cho trẻ vận động, chơi đùa nhiều (phù hợp theo lứa tuổi), không bế ẵm nhiều…đó cũng là một nhân tố giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn.

Sử dụng men vi sinh và men tiêu hóa thế nào?

- Tuy nhiên, trong hệ thống tiêu hóa có muôn vàn vi sinh vật hoạt động, vậy đưa vi khuẩn nào vào và đưa bao nhiêu đối với từng đứa trẻ khác nhau để tạo ra sự cân băng sinh hóa đường ruột thì câu hỏi này vẫn chưa có lời giải đáp rõ ràng.

- Tương tự, bổ sung enzyne (men tiêu hóa) nào, bao nhiêu, thời gian kéo dài bao lâu ? Liệu đưa men tiêu hóa từ bên ngoài vào thì các cơ quan sản xuất, điều tiết men tiêu hóa của cơ thể có bị tổn thương không ? Đây cũng là một câu hỏi hóc búa.

Hiện tại các chuyên gia y tế khuyến cáo việc sử dụng men tiêu hóa phải được chỉ định của bác sỹ và không dùng quá 10-15 ngày. Sử dụng men tiêu hóa kéo dài gây ức chế hệ thống tuyến men tiêu hóa trong cơ thể, thậm chí làm teo các tuyến tiết dịch tiêu hóa.

Biên soạn: Đông y gia truyền Hạnh Lâm Đường -Hải Phòng

Từ khóa: Đông y Hạnh Lâm Đường, Đông y gia truyền, Đông y Hải Phòng, Chữa bệnh, Đông y, Thuốc đông y, Y học cổ truyền, Y học dân tộc, Nhân sâm, Linh chi, Đông trùng hạ thảo, châm cứu, bấm huyệt