Bệnh Động kinh là sự rối loạn từng cơn chức năng của thần kinh trung ương do sự phóng điện đột ngột, quá mức của các nơron thần kinh. Cơn động kinh là do hậu quả những đợt phóng điện, bất thình lình, thường ngắn từ vài giây đến vài phút; trong một nhóm tế bào não và nhiều bộ phận khác nhau trong não.
Bệnh động kinh xuất hiện từng cơn ngắn, vài giây đến một vài phút, cơn sau giống cơn trước, xảy ra đột ngột không kịp đề phòng. Có các triệu chứng thường thấy như mất ý thức, rối loạn các chức năng thần kinh trung ương (rối loạn vận động, cảm giác, giác quan, thực vật…như nghe, nhìn…)
1. Xếp loại các cơn kinh giật tùy theo vị trí não bị ảnh hưởng:
- Động kinh cục bộ hay khu trú: các cơn động kinh này sinh ra do một sự phóng điện ở ít nhất một vùng khu trú trong não, bất kể cơn kinh giật có lan tỏa thứ phát toàn thân không. Chúng có thể gây tổn hại ý thức hoặc không. Động kinh cục bộ hoặc khu trú, đều bắt đầu từ một miền định vị trong não, sau đó có thể lan ra khắp não gây động kinh toàn thể.
- Động kinh toàn thể: sự phóng điện dẫn tới các cơn động kinh này bao quát toàn bộ não và có thể gây ra mất ý thức hoặc co rút hay cứng cơ. Các cơn này bao gồm những hiện tượng thường gọi là “động kinh cơn lớn” (grand mal) cũng như mất ý thức ngắn gọi là “động kinh cơn nhỏ” (petit mal).
- Trạng thái động kinh: Đó là trạng thái một người thường xuyên động kinh không hồi phục tri giác giữa mỗi đợt bệnh. Đây là một tình trạng nguy hiểm, nếu không điều trị có thể dẫn tới tổn thương não hay tử vong.
2. Xếp loại theo nguyên nhân:
- Động kinh nguyên phát (vô căn): không tìm thấy tổn thương thực thể của não.
- Động kinh thứ phát (triệu chứng): có các tổn thương thực thể khu trú ở não.
Chưa rõ các cơn động kinh vì sao xảy ra ở một lứa tuổi hoặc thời gian nào đó mà không phải ở lứa tuổi hay thời gian khác. Tuy nhiên, người ta đã biết những yếu tố gây ra cho một số bệnh nhân như ánh sáng chớp loé (sàn nhảy, tivi, trò chơi điện tử…), thở dốc, uống quá nhiều, mất ngủ và/hoặc các stress vật lý hay xúc cảm có thể kích thích cơn động kinh. Mặc dầu đó không phải là nguyên nhân nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến thời gian và tần suất các cơn động kinh.
Bệnh nhân động kinh có nguy cơ tử vong cao do:
- Một bệnh sẵn có ở não như khối u hay nhiễm khuẩn.
- Động kinh trong tình huống nguy hiểm dẫn tới chết đuối, bỏng, chấn thương đầu.
Tình trạng động kinh.
- Nguyên nhân đột ngột không giải thích được, hoặc có thể ngừng hô hấp hay ngừng tim thở trong cơn động kinh.
- Chỉ điều trị khi được chẩn đoán chính xác là bệnh động kinh.
- Bắt đầu điều trị bằng một loại kháng động kinh.
- Tránh sử dụng liều cao ngay tức khắc, liều điều trị dựa theo cân nặng.
- Kết hợp thuốc khi một loại kháng động kinh không hiệu quả.
- Điều trị liên tục. Khi uống thuốc mà không có cơn, cần phải tiếp tục uống trong vòng 2 năm.
- Chú ý các biểu hiện tác dụng phụ của thuốc, ngủ nhiều, ỉa chảy, dị ứng, nổi mẩn trên da, nôn, buồn nôn.
- Giảm liều thuốc khi đã điều trị được một năm, kể từ ngày không có cơn giật nào và đánh giá kết hợp với điện não đồ. Giảm từ từ thấp dần cứ 3 tháng một lần, từ 1/4 liều ban đầu. Đông y gọi động kinh là kinh giản hoặc giản chứng, có các triệu chứng như nhẹ thì mất ý thức thoáng qua, nặng thì ngã lăn quay, hôn mê không biết gì, cắn răng, đờm rãi sặc sụa, nặng nữa thì chân tay run rẩy co cứng, mắt trợn trừng, họng kêu không giống tiếng người; khi hết cơn lại trở thành bình thường.
Nguyên nhân do đờm tích, quyết khí nội phong; nói gọn là phong đàm. Bệnh có thể do bẩm sinh, do ăn uống không điều độ, hoặc do tinh thần bị kinh sợ. Các tạng phủ Can, Tỳ, Thận mất điều hòa và ảnh hưởng đến Tâm dẫn đến lên cơn động kinh. Trường hợp khi bị kinh sợ hại đến Can Thận, khi đó Can Thận yếu không liễm được dương hóa nhiệt, nhiệt lại hóa đàm; hoặc trường hợp can phong nội động thì nhiệt nung nấu tân dịch và hóa đàm; hoặc do ăn uống không điều độ gây tổn thương tỳ vị dẫn đến tỳ vị không vận hóa sinh đàm trọc, đàm tích tụ lại, từ đó sinh bệnh giản (động kinh); hoặc trường hợp tình chí uất kết, can khí nghịch lên hiệp với đàm làm trở ngại kinh lạc và tâm khiếu. Tóm lại các yếu tố nguyên nhân trên dẫn đến đàm hỏa nhiễu tâm, đàm mê tâm khiếu gây ra chứng kinh giản- động kinh. Trường hợp bị kinh giản do tiên thiên (bẩm sinh) gây ra thì phát bệnh nhiều ơ lứa tuổi thiếu nhi.
Pháp điều trị tận gốc của Nhà Thuốc: kiện tỳ hóa đàm, sơ can giải uất kết hợp với điều bổ khí huyết, dưỡng tâm thận. Trong lúc lên cơn thì điều trị triệu chứng (trị ngọn bệnh- tiêu bệnh): khai khiếu tỉnh thần; bằng phương pháp chân cứu bấm huyệt và uống thuốc, hoặc nặng thì cấp cứu nội khoa Tây y. Các giải pháp hỗ trợ: Động viên tinh thần, tăng cường thể dục vận động, ăn uống hợp lý ( kiêng cay nóng, chất kích thích; ăn đủ chất nhưng không ăn nhiều chất béo ngọt, ăn uống điều độ, không ăn quá no).
1. Thể can phong đàm trọc:
- Triệu chứng chủ yếu của thể này: trước khi lên cơn thường chóng mặt, đau đầu, buồn bực; sau đó nghiến răng, trợn mắt, rung giật tay chân, khò khè đờm rãi, có lúc hôn mê, lưỡi nhợt, mạch huyền hoạt.
- Phép chữa: tức phong hóa đàm, chấn tâm khai khiếu.
- Bài thuốc: Định giản hoàn gia giảm.
2. Thể can hỏa đàm thịnh:
- Triệu chứng: ngoài các triệu chứng như thể can phong đàm trọc trên còn có thêm các chứng nhiệt thịnh như cáu gắt, ít ngủ, miệng khô, lưỡi đỏ, táo bón, mạch huyền sác.
- Phép chữa: thanh can hỏa, hóa đàm khai khiếu.
- Bài thuốc: Long đởm tả can thang hợp với bài điều đàm thang gia giảm.
3. Thể can thận âm hư:
- Triệu chứng phân biệt: Đau lưng, chóng mặt, ngủ không yên, trí nhớ kém, táo bón, lưỡi đỏ, mạch tế sác.
- Phép chữa: Bổ can thận, tiềm dương an thần.
- Bài thuốc: Đại bổ nguyên tiễn gia giảm.
4. Thể tỳ vị hư nhược:
- Triệu chứng phân biệt: Người gầy, mệt mỏi, ăn không ngon, buồn nôn, sắc mặt nhợt, đại tiện nhão, lưỡi nhợt, mạch nhu tế.
- Phép chữa: Kiện tỳ hóa đàm, ích khí dưỡng tâm.
- Bài thuốc: Kiện tỳ hóa đàm thang (lục quân tử thang).
Thời gian điều trị: 3-6 tháng tùy theo nặng nhẹ. Nhà Thuốc đã điều trị nhiều người khỏi.
Biên soạn: Đông y gia truyền Hạnh Lâm Đường -Hải Phòng
Từ khóa: Đông y Hạnh Lâm Đường, Đông y gia truyền, Đông y Hải Phòng, Chữa bệnh, Đông y, Thuốc đông y, Y học cổ truyền, Y học dân tộc, Nhân sâm, Linh chi, Đông trùng hạ thảo, châm cứu, bấm huyệt
Điện thoại: 0987.607.894 0982.848.176
Email: hanhlamduong.hp@gmail.com