Bệnh viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản

Ngày đăng : 9/7/2020 | 691 lượt xem

Bệnh viêm phế quản thường gặp ở trẻ em trong đó niêm mạc của các phế quản trong phổi bị viêm. Niêm mạc phế quản bị kích thích sẽ phồng và dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản. Nếu để lâu, viêm phế quản ở trẻ em sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp.

Viêm phế quản là gì ?

Viêm phế quản là tình trạng viêm của các ống thở lớn được gọi là “phế quản”. Nó thường được gây ra bởi virus. Viêm phế quản cũng có thể xảy ra ở trẻ em có nhiễm trùng xoang mãn tính, dị ứng. Bệnh viêm phế quản được chia làm 2 thể:

- Viêm phế quản cấp

- Viêm phế quản mãn tính (Viêm phế quản mãn tính là ho khạc lâu ngày, ít nhất là 90 ngày trong một năm và đã kéo dài 2 năm liên tục, sau khi loại trừ các nguyên nhân khác như lao, giãn phế quản…)

Nguyên nhân Viêm phế quản

- Chủ yếu là sự xâm nhập của vi khuẩn và sự suy giảm khả năng đề kháng của cơ thể

- Trẻ bị viêm phế quản là do thay đổi thời tiết, nhiễm trùng đường hô hấp.

- Vi rút là thủ phạm chính gây nên các chứng bệnh thường thấy ở trẻ nhỏ như cảm lạnh, ho, cảm cúm hay viêm xoang. Sau đó nếu không được chữa trị kịp thời chúng có thể lây lan tới hai cuống phổi (bộ phận nối cổ họng và hai lá phổi với nhau), rất nguy hiểm. Chúng sẽ làm cho khí quản sưng phồng, tấy đỏ và một phần dịch nhầy trong phổi bị ứ đọng lại.

Triệu chứng Viêm phế quản

Viêm phế quản ở trẻ em kéo dài ba tháng trở lên, với các triệu chứng trở lại hàng năm, được gọi là “viêm phế quản mãn tính”. Trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc các chất gây ô nhiễm khác trong không khí có nhiều khả năng phát triển bệnh viêm phế quản cấp tính hoặc mãn tính.

- Trẻ bị viêm phế quản có triệu chứng thay đổi khác nhau tùy giai đoạn:

Mới bắt đầu là ho và khạc đờm: Ho xảy ra nhiều trong một năm, từng đợt, dễ xuất hiện khi trời lạnh hoặc thay đổi thời tiết, có thể ho khan nhưng thường ho có đờm màu trắng và có bọt. Khi ho lâu ngày, đờm đặc hơn, màu vàng và có mủ, về sau tăng nhiều hơn.

- Khó thở là một triệu chứng quan trọng, xảy ra ở giai đoạn muộn hơn.

- Trẻ bú kém, hay nôn trớ. Nếu bệnh nặng hơn, trẻ sẽ có dấu hiệu thở hổn hển từng nhịp, bú rất kém, tinh thần sa sút, không muốn chơi đùa… Sau đó, trẻ sẽ có cảm giác đau ngực, sốt nhẹ, và mệt mỏi.

Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác, tuy không thường xuyên như gầy sút, xanh xao, buồn ngủ lơ mơ suốt ngày, tim đập nhanh…

Phòng bệnh viêm phế quản

- Cho trẻ bú mẹ, ăn đủ chất để nâng cao thể trạng. Vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.

- Tránh các tác nhân gây dị ứng và cách ly trẻ với môi trường khói thuốc, hóa chất hoặc không nên để trẻ tiếp xúc với chó, mèo

- Chống hút thuốc và các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí (khói, bụi, không khí bẩn) trong gia đình cũng như nơi làm việc

- Chữa các ổ viêm nhiễm mạn tính vùng mũi họng

- Phòng các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ em

- Ðiều trị sớm và triệt để các viêm nhiễm đường hô hấp.

Biên soạn: Đông y gia truyền Hạnh Lâm Đường -Hải Phòng

Từ khóa: Đông y Hạnh Lâm Đường, Đông y gia truyền, Đông y Hải Phòng, Chữa bệnh, Đông y, Thuốc đông y, Y học cổ truyền, Y học dân tộc, Nhân sâm, Linh chi, Đông trùng hạ thảo, châm cứu, bấm huyệt