Bệnh viêm loét dạ dày thuộc phạm vi chứng vị quản thống, chứng vị thống của y học cổ truyền. Viêm loét dạ dày gồm các cơn đau do viêm hoặc loét dạ dày hoặc tá tràng. Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng đầy bụng, ăn khó tiêu, đau vùng thượng vị, có thể đau lan ra hông sườn, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn.
Theo y học cổ truyền nguyên nhân do tình chí bị kích thích, can khí uất kết mất khả năng sơ tiết làm rối loạn khí cơ thăng thanh giáng trọc của tỳ vị mà gây các chứng đau, ợ hơi, ợ chua,v.v…Hoặc do ăn uống thất thường làm tỳ vị bị tổn thương mất khả năng kiện vận, hàn tà nhân đó xâm nhập gây khí trệ huyết ứ mà sinh ra các cơn đau
- Chế độ ăn quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng; chế độ ăn thiếu dinh dưỡng kéo dài; nghiện rượu, thuốc lá.
- Do thuốc và các hóa chất, thường gặp là acid, bụi kim loại, các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, corticoid
- Do nguyên nhân thần kinh, thường gặp ở người hay lo lắng, sợ hãi, làm việc quá căng thẳng
- Do nguyên nhân nội tiết đái tháo đường, hạ đường huyết, xơ gan…
- Vệ sinh kém hoặc sống trong môi trường vệ sinh kém.
- Ăn uống không đảm bảo: thức ăn chưa chin, nước không được đun sôi
Biểu hiện thường gặp nhất là đau vùng thượng vị. Triệu chứng đau thường liên quan tới bữa ăn từ 30 phút – 2 giờ, đau có thể xuất hiện khi đói hoặc nửa đêm về sáng. Có khi chỉ biểu hiện bằng cồn cào, ăn vào thì dịu đi. Đau bụng có thể xuyên ra sau lưng, đau lan sang phải.
- Đau còn có tính chu kỳ: đau khoảng 2-8 tuần kể cả không điều trị gì thì triệu chứng đau cũng giảm, sau đó sẽ có đợt đau tái phát.
- Có những bệnh nhân xuất hiện ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị.
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Khoảng 20% bệnh nhân bị loét dạ dày – tá tràng nhưng không hề có triệu chứng, mà người bệnh vào viện vì các biến chứng như: xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị hoặc nội soi kiểm tra mới phát hiện ra bệnh.
- Xuất huyết tiêu hóa: Người bệnh đau bụng nhiều, nôn ra máu, đại tiện phân đen như nhựa đường.
- Hẹp môn vị làm bệnh nhân nôn nhiều, không thể ăn được, ăn vào gây nôn và đau bụng, khiến cơ thể bị suy nhược.
- Thủng dạ dày: Đột ngột người bệnh thấy đau bụng dữ dội, bụng căng cứng, nôn ra máu, nếu không cấp cứu kịp thời dễ bị tử vong. Ung thư dạ dày.
1. Ăn chậm nhai kỹ, như thế có thể giảm thiểu đi thức ăn thô, cứng gây kích thích niêm mạc dạ dày.
2. Sinh hoạt, ăn uống nên có quy luật, kỵ ăn nhanh uống nhanh và không đúng giờ giấc.
3. Chú ý vệ sinh thực phẩm, kiên quyết không để cho vi sinh vật ở thế giới bên ngoài xâm nhập và làm nguy hại đến niêm mạc dạ dày.
4. Dung nạp những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng thanh đạm, ít ăn thực ăn chứa nhiều chất béo, cay, ngọt, hạn chế uống rượu và trà đặc.
3 nhóm thuốc điều trị thường được phối hợp là:
- Thuốc trung hòa và ức chế tiết axít dịch vị.
- Thuốc tráng và bao phủ vết loét niêm mạc dạ dày nhằm tránh tác dụng của axít.
- Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn H.pylori.
Thầy thuốc thường sử dụng phối hợp 3 nhóm thuốc trên hoặc phối hợp 1, 2 nhóm để điều trị bệnh. Hiện nay, có một vấn đề thời sự là khi điều trị phối hợp 3 trên thường thấy có hiện tượng kháng thuốc, và một số tác dụng phụ làm bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn, gầy sút...
* Trong kho tàng "Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam" có nhiều vị thuốc quí đặc trị được bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng, điển hình là:
- Lá khôi: có tác dụng giảm đau, trung hòa axít dịch vị, đặc biệt có tác dụng làm se vết loét, kích thích lên da non và làm lành vết thương.
- Ô tặc cốt: có tác dụng trung hòa axít, đặc biệt tốt trong loét dạ dày chảy máu.
- Khổ sâm: có tác dụng kháng sinh đối với vi khuẩn đường tiêu hóa.
- Cỏ hàn the: có tác dụng chống viêm, làm mau lành vết thương.
Biên soạn: Đông y gia truyền Hạnh Lâm Đường -Hải Phòng
Từ khóa: Đông y Hạnh Lâm Đường, Đông y gia truyền, Đông y Hải Phòng, Chữa bệnh, Đông y, Thuốc đông y, Y học cổ truyền, Y học dân tộc, Nhân sâm, Linh chi, Đông trùng hạ thảo, châm cứu, bấm huyệt
Điện thoại: 0987.607.894 0982.848.176
Email: hanhlamduong.hp@gmail.com